- Get link
- X
- Other Apps
Bài viết gần đây nhất
- Get link
- X
- Other Apps
Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim... Ở Ấn Độ, Xrilanca và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quảđu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quảxanh, lá, hạt đu đủ. Quảđu đủđã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủđã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơthể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.
Một số bài thuốc:- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủđem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉđắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày. - Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm. - Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn. - Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. - Đau lưng mỏi ggối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
LÁ ÐU ĐỦ TRỊ UNG THƯ.
Năm 1978, ông già Stan Sheldon 70 tuổi_một tay cá ngựa chuyên nghiệp ở vùng Southport Queensiand (Úc Châu) mắc bệnh ung thư phổi rất nặng. Bác sĩ cho biết chỉ còn 05 tháng nữa là ông sẽ vĩnh biệt trần gian vì chứng ung thưđã lan truyền quá nhanh ở hai lá phổi, không cách nào chữa trịđược. Nhờ một thổ dân ở Gold Coast mách nước, ông lấy lá đu đủ tách lá ra khỏi cọng, rồi tước cọng ra từng sợi nhỏ, sau đó đun sôi cả lá & cọng trong vòng 02 tiếng đồng hồ, xong chắt nước ra uống mỗi ngày 03 lần, mỗi lần 200ml. Sau 02 tháng uống lá đu đủ theo công thức này, ông Sheldon đến bác sĩ khám lại & các bác sĩ chuyên khoa rất ngạc nhiên nhận thấy rằng những dấu hiệu của ác tính đã hoàn toàn biến mất. Sau đó, tin này được phổ biến trên tờ Gold Coast Bulletin vào tháng 05-1978 đã giúp cho bà June Bennett 63 tuổi cư ngụ tại Postville Beach Queensland cũng thoát được chứng bệnh hiểm nghèo này. Vào tha'ng 07 cùng năm bà được bác sĩ chẩn đoán đã bị ung thư phổi & đã được đưa tới bệnh viện Prince Charies đểđiều trị. Các bác sĩ cho biết rằng bà chỉ còn 02 tháng nữa để sống. Chồng bà là ông Merv đọc được cách chữa trị ung thư của ông Sheldon & la`m theo như vậy với hy vọng còn nước còn tát, may ra cứu sống được vợ mình. Bà June uống liên tiếp nước lá đu đủ trong 03 tháng rồii ngưng uống 03 tháng & sau đó lại tiếp tục uống 03 tháng nữa. Lần này, bà đến bệnh
viện Prince Charles để chụp hình phổi nhưng các bác sĩ Vẫn tin rằng chứng ung thư vẫn còn & đang giết chết dần bà, mặc dầu bà đã sống thêm được 07 tháng theo dự báo cái chết mà họđã dành cho bà. Ba năm sau, bà June vẫn khoẻ mạnh như thường cho tới khi một chứng ung thư xương phát trển trong cơ thể của bà. Lại một lần nữa, bác sĩ lại cho rằng bà chỉ còn từ 02 tuần đến 02 tháng đểsống. Bà trở về nhà, lại bắt đầu uống lá đu đủđể kéo dài sự sống cho tới mùa Giáng sinh với hy vọng thấy được mặt đứa cháu đầu tiên chào đời. Hy vọng của bà đã được toại nguyện, bà đã được lên chức "Bà". Trong cuộc tiếp xúc với ký giả Frank Hampson của tờ Gold Coast Bulletin, bà June Bennett cho biết rằng: "Sự hiệu nghiệm của loại thuốc lá đu đủ là điều căn bản, tuy nhiên, đức tin của con người cũng là một yếu tố góp phần trong việc trị bệnh. Các nhà nghiên cứu bệnh ung thư tại Hoa Kỳđã nỗ lực cung cấp những thông tin khoa học cho nhu cầu chế biến lá đu đủ trở thành một dược phẩm hoàn hảo cho nhân loại. Bác sĩ Jerry Me Laughlin thuộc viện đại học Purdue University đã cách ly ra một hợp chất hoá học lấy trong cây đu đủ _ hợp chất này được xác định mạnh gấp một triệu lần hơn loại dược phẩm trị ung thư mạnh nhất đã có hiện nay. Ở Việt Nam, đu đủ là một loại cây rất là phổ biến. Bông đu đủđực là món ăn hàng ngày của đồng bào Thổ miền Bắc. Ở nông thôn, khi bị cảm nắng, người ta dùng bông đu đủđực cùng những loại lá cây khác để xông. Những năm mất mùa liên tục có nhiều vùng nông thôn miền Trung phải ăn cảrễ & thân cây đu đủ thay sắn khoai đểđỡđói lòng. Như vậy, nếu bạn hay người thân chẳng may bịmắc bệnh ung thư hiểm nghèo có thể dùng thử nước lá đu đủ theo các chỉ dẫn của ông Sheldon biết đâu sẽ có kết quả không ngờ....... Chính bác sĩ khoa ung thư Rob Hitchins, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc Ðại Lợi đã tuyên bố trên báo chí rằng: "Sự việc lá đu đủ trịđược bệnh ung thưđã không làm tôi ngạc nhiên tí nào." Những chứng bệnh ung thư mà tác giảđược biết sau khi uống nước lá đu đủ xong đều có kết quảlà: · Tiểu đường. · Ung thư bao tử· Ung thư bướu tử cung. Nếu trong gia đình bạn hoặc người thân có những ai mắc bệnh như trên thì nên hướng dẫn họ tìm lá đu đủ về nấu uống & sẽ thấy rất có kết quả(Theo Gold Coast Bulletin 04/92
Cách Nấu Lá Ðu Ðủ: Nếu lá lớn lấy khoảng 05 lá [lá nhỏ thì khoảng 07 lá] & tách nhỏ riêng ra theo cọng & lá. Sau đó rửa sạch rồi cho vào siêu[dùng để "sắc" thuốc Bắc] xếp theo từng lớp & ép xuống càng sát càng tốt. Xong cho nước vào khoảng 01 liter nước. Thông thường nếu ta dùng siêu nấu thuốc bắc thì đổnước đầy gần đến miệng của siêu. Kếđến cho lửa thật lớn đến khi nước đã sôi. Khoảng 15 phút sau cho lửa nhỏ lại & cứ tiếp tục đểlửa nhỏ như thế trong vòng 02 tiếng đồng hồ với mục đích là để cho mủ tiết ra hoàn toàn từ cọng & lá của đu đủ. Sau đó ta có thể uống nóng hoặc nguội tùy theo sở thích của từng người theo như sự chỉ dẫn ởphần đầu của trang lá đu đủ & bệnh ung thư. Ðu đủ, thức ăn và vị thuốc (Báo Sức Khoẻ và Đời Sống ) Ðu đủ chín có vị thơm ngon, cung cấp nhiều beta caroten (là một tiền chất của vitamin A), vào cơthể sẽđược chuyển hóa thành vitamin A. Ðây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng Mô tả câyÐu đủ còn có tên là Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Phiên mộc. Tên khoa học là Caricapapaya L., thuộc họđu đủ. Là cây trồng phổ biến ở nước ta. Thân thẳng, cao từ 3-7m đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá rộng, to chia làm 6-9 thùy, thùy hình trứng nhọn mép có răng cưa không đều. Cuống lá rỗng và dài 30-50cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt hình trứng to dài 20-30cm, đường kính 15-20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có nhiều hạt to đen bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy. Giống đu đủ CO5 (Ấn Ðộ) có hàm lượng 14-15g pagain khô/1 quả, trong khi trước đây chỉ có 3-4g/quả, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tại nước ta được trồng ở khắp nơi nhưng chưa đi vào quy mô công nghệ. Sau khi trồng 8-10 tháng đã có thể bắt đầu thu hoạch, nhưng năng suất cao nhất là từ năm thứ 3 trởđi. Trước hết đu đủ là một loại thực phẩm thông dụngÐu đủ chín có vị thơm ngon, cung cấp nhiều beta caroten (là một tiền chất của vitamin A), vào cơthể sẽđược chuyển hóa thành vitamin A. Ðây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng, nồng độđạt 2.100 mcg
62beta caroten/100g ăn được. Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da cho trẻ. Thậm chí cả trẻ nhỏđang bú mẹ, nếu mẹ thừa beta caroten sẽ bài tiết qua sữa sang con và gây vàng da cho trẻ. Rất may là hiện tượng vàng da này sẽmất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào. Ðu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống Trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt. Ở nước ta, gỏi đu đủ trộn vừng lạc là món ăn rất phổ biến. Ngoài ra người ta còn dùng đu đủ xanh nấu với thịt để chóng nhừ hoặc nấu cháo cùng thông thảo, ý dĩ và móng giò cho các phụ nữđang cho con bú. Ðu đủ còn có tác dụng như một vị thuốc - Hoa đu đủđực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa ho, mất tiếng. - Nước sắc lá đu đủ dùng giặt vết máu trên vải, rửa vết thương, vết loét. Lá tươi dùng gói thịt gà đểkhi nấu chóng mềm. Trong lá, quả, hạt đu đủ còn có chất cacpain với tác dụng làm chậm nhịp tim, có người đã dùng làm thuốc chữa tim. Lá đu đủ thái nhỏ trộn với thóc dùng chữa bệnh biếng ăn cho bò, ngựa. - Nhựa đu đủđược coi là vị thuốc tẩy giun. Tác dụng trên giun đũa, giun kim và sán lợn nhưng không có tác dụng trên giun móc. Tuy nhiên cần lưu ý nếu cho lợn ăn lá đu đủđể tẩy giun, lợn thường bị xuống cân và khó vỗ trở lại. Nhựa đu đủ còn dùng ngoài chữa chai chân và hột cơm. - Rễđu đủđược dân gian sắc làm thuốc cầm máu. Như vậy cây đu đủ rất có ích cho con người, có thể sử dụng được tất cả các phần, từ hoa, lá, rễ cho đến nhựa cây. Ðặc biệt đu đủ còn là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên rất tốt.
Đu đủ và thai nghén - sự thật hay truyền thuyết? (G.S. Nguyễn Đình Nguyên)
Y học dân gian có những bài thuốc, cũng như những kinh nghiệm truyền khẩu về những thực hành trong cuộc sống. Nó vẫn cứ tồn tại và được người dân áp dụng theo và rồi cứ thế hệ này sang thếhệ khác mà trở thành những niềm tin, dù khoa học có công nhận hay không công nhận. Có những dược liệu thảo mộc được sử dụng và lưu truyền trong dân gian dễđến cả nghìn năm, mà ánh sáng khoa học mới chỉ rọi tới vào những năm cuối của thế kỷ XX, như mật ong, cam thảo, cây thanh hao hoa vàng (qing hao su), và đã được xác nhận là có tác dụng chữa một số bệnh. Một trong những niềm tin tồn tại ở không chỉ Việt nam mà nhiều nước châu Á khác đó là mối liên hệ giữa trái (quả) Đu đủ và thai nghén. Bất kỳ một người phụ nữ nông dân Việt nam nào đến tuổi thai nghén cũng đều được thế hệđi trước dặn dò là đừng ăn đu đủ xanh (non) trong khi thai nghén, có thể bị sẩy thai đấy! Hư thực thế nào thì không rõ, nhưng “có kiêng có lành”, cứ kiêng cữ chín tháng mười ngày cũng chẳng sao, ngộ nhỡ chuyện chẳng lành xảy đến, mà gia đình đang cầu tựmột cháu đích tôn thì thực là “khốn đốn” với gia đình bên chồng. Bài viết này nhằm tổng quan
63những kiến thức Y học hiện đại về niềm tin trên, và xem xét niềm tin trong dân gian về mối liên hệ của đu đủđến thai nghén là có cơ sở khoa học hay không.
Sinh học quả đu đủ
Quả đu đủ là tên gọi của người Việt nam để chỉ một loại trái cây có tên khoa học là Carica Papaya Linn. Đu đủ (papaya) thuộc họ nhỏCaricaceae có hai giống; họ Caricaceae thường bị xếp chung vào họPassifloraceae. Trên thương trường tiếng Anh người ta còn gọi Papaya là Paw-paw. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn Carica papaya L. với một chủng Annonaceous của Bắc Mỹ Asimina triloba Dunal, có tên là Carica pentagona Heilborn, hay Babaco, nó khá giống cây Papaya nhưng thấp hơn, độ cao của cây không quá 2 thước rưỡi, quả của nó có thể dài đến 3 tấc, bên trong rất ít hoặc không có hạt. Các tên thông thường khác của quảđu đủở các nước khác hay gọi là Chich Put, Fan Kua, Kavunagaci, Lechoso, Lohong Si Phle, Mapaza, Mu Kua, Papailler, Papaw, Papaye, Papayer, Pawpaw Tree, Pawpaw, Pepol, Tinti, Wan Shou Kuo, Betik petik, Gandul, Katela gantung, Kates, Kepaya, Kuntaia v..v.... Còn tại sao Papaya ở Việt nam có tên gọi là quảđu đủ thì người viết bài này chưa tìm được lời giải thích thoảđáng, xin bạn đọc góp ý giúp. Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ, châu Phi, Ấn độ, Đông Nam Á. Các nước có sản lượng thu hoạch đu đủ cao nhất thế giới là Brasil, kếđến là Nigeria, Ấn độ thứ tư và Thái lan đứng hàng thứ 10 [1]. Nói đến cây và trái đu đủ (Xem các hình 1-2) thì mọi người Việt nam ai cũng hình dung được. Trái đu đủ gắn liền với đời sống người dân Việt nam từthuởấu thơ, trái chín đểăn, trái xanh để làm gỏi đu đủ, nấu canh; trẻ con dùng cọng (cuống lá) đu đủ làm súng đồ chơi, tán lá đu đủ làm dù che. Xét về giá trị dinh dưỡng của quảđu đủ (xem bảng 1) Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của đu đủ trên 100 g chất quảNước (%) ........................................... 88 Năng-lượng (Calories) .............................43 Protein (%) ...........................................0.6 Chất-mỡ (%) .........................................0.1 Carbohydrates (%) ...............................10 Sợi (%) .......................................--- % US RDA* Vitamim-A ............................................ 48 Vitamin-B1 ............................................ 3.6 Vitamin-B2 ........................................... 8.1 Niacin ............................................ ....2.2 Vitamic-C ............................................ 80 Calcium ............................................ ... 2.4 Phosphorus ............................................1.6 Sắt ............................................ .........3 Natri .............................................-- Kali ........ ................................................ --- * RDI, recommended daily intake: nhu cầu tiêu thụ trong một ngày do FDA Mỹđề xuất, thiết lập dựa trên nhu cầu trung bình của một người nam, nặng 70kg, mức năng lượng tiêu thụ2700kcal/ngày. Như vậy về mặt dinh dưỡng Đu đủ là loại trái cây có đủ chấtâ sắc (Fe) và Calcium, khá giàu Vitamin A, B, G và rất giàu Vitamin C.
64Tuy là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng, theo kinh nghiệm dân gian đu đủđược xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên “không lành” nhưng lại có tác dụng của một dược chất. Kinh nghiệm trong dân gian và ứng dụng trong công nghệ về đu đủ:
1. Đu đủ có thể gây viêm da 2. Ở Trung Mỹ, trong dân gian, người ta sử dụng đu đủ để điều trị bệnh lỵamip (Entamoeba histolytica), một loại ký sinh trùng gây ỉa chảy dạng lỵ và biến chứng áp xe gan. 3. Ở Samoa, người dân dùng phần dưới vỏ thân cây đu đủđể chữa chứng nhức răng. 4. Nhựa đu đủ có chứa papain là một trong hai loại men tiêu huỷ protein (proteolytic enzymes) có tác dụng làm mềm thịt bắp. Chính tác dụng này mà người ta dùng đu đủ hầm chung với thịt, thịt sẽmềm hơn. Người dân vùng Ca-ri-bê, Trung Mỹ bảo rằng họ có thểăn một khẩu phần với một sốlượng lớn thịt cá mà vẫn không hề gì nếu ăn đu đủ xanh sau đó. 5. Phần cơm của đu đủ là thành phần chính của các loại mỹ phẩm như kem nền (mặt), kem đánh răng, xà bông gội đầu. 6. Các ứng dụng quan trọng trong y học của nhựa đu đủ là chiết xuất papain để dùng trong phẫu thuật (là một loại “dao phẫu thuật tự nhiên” để mởđĩa đệm cột sống) cột sống. Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất papain còn có hoạt tính kháng sinh (antibiotic activity) có tác dụng chống vi khuẩn gram dương [2] (gram-positive bacteria). Nó còn được dùng đểđiều trị lở loét; làm tiêu giảmạc trong bệnh Bạch hầu ; chống kết dính sau phẫu thuật; thuốc giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp papain được dùng để tinh chế bia; xử lý len và lụa trước khi nhuộm; là phụ gia trong công nghệchế biến cao su; khi tinh chế dầu gan cá tuna, người ta tiêm papain vào gan trước khi chiết xuất, làm cho thành phẩm giàu Vit A và D hơn. Khoảng 1500 quảđu đủ xanh cỡ vừa cho được khoảng 650 gram papain. Niềm tin vềảnh hưởng của đu đủ lên sinh sản và thai nghén. Tác hại được cho là nguy hiểm nhất của đu đủ mà hầu như kinh nghiệm truyền thống của nhiều nước đã đúc kết đó là mối liên quan giữa đu đủ xanh với sinh sản và thai nghén. Đã từ lâu đời người Ấn độđã sử dụng đu đủ xanh (non) cũng như hạt đu đủđể tránh thai, không những ở phụ nữ mà còn ở cả nam giới. Hàng hàng thế hệ phụ nữ châu Phi, Á, và Mỹđã sử dụng đu đủ như một loại thuốc tránh thai, trong ngày quan hệ tình dục người phụ nữăn đu đủđể ngừa đậu thai. ỞẤn độ có khá nhiều các nghiên cứu về thái độ và thực hành (attitude and behaviour) ăn uống trong thai nghén, khi phỏng vấn các đối tượng, đu đủ là thành phần được nhắc đến nhiều đáng kể. Một nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trên 1106 phụ nữ có thai và cho con bú ở 44 làng tại hai huyện Mahabubnagar và Andhra Pradesh vào những năm 70 [3], 72% cho biết họ tin rằng là đu đủ là thức ăn “nóng”, có hại cho thai nghén. Các nghiên cứu khác tương tự trên sốđông phụ nữ (từ500 đến 1200) [4, 5, 6], khi phỏng vấn họ cho rằng đu đủ có tác động gây sẩy thai, và trong một nghiên cứu [4] cho thấy 35% số người mẹ tránh không ăn đu đủ trong kỳ thai nghén. ỞẤn độmuốn gây sẩy thai, người ta cho ăn đu đủ non hoặc dùng rễ cây đu đủ nghiền nát, thêm ít muối và cho uống. Bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa đu đủ với sinh sản và thai nghén: Đứng về mặt bằng chứng khoa học, loại bằng chứng trực tiếp không thể thực hiện được đối với loại các chất nghi ngờ là có hại cho con người, do đó chỉ có thể nghiên cứu được những bằng chứng gián tiếp. Những bằng chứng gián tiếp này có thể là in vitro (nghiên cứu phòng thí nghiệm) hoặc in vivo (nghiên cứu trên sinh vật, cụ thểởđây là động vật thực nghiệm). Nếu các kết quảủng hộ giả thuyết thì chúng ta có thể suy luận chất nghi ngờđó cóù thể có tác động lên cơ thể con người. Cũng có thể tìm mối tương quan này trên con người bằng nghiên cứu quan sát (observation) định hướng (prospective) hoặc hồi cứu (retrospective) loại nghiên cứu có đối chứng (case-control). Trong vòng 40 năm qua có trên dưới 200 bài báo khoa học viết về tác dụng y học của cây đu đủtrên nhiều mặt được ấn hành, trong sốđó có khoảng vài chục bài liên quan đến tác động của đu đủlên sinh sản và thai nghén. Những nghiên cứu này hầu hết là những nghiên cứu tiến hành trên động vật thực nghiệm và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các kết quảđược tóm tắt sau. Tác dụng tránh thai của trái đu đủ: Một điều ngạc nhiên là trái đu đủ có thể có tác dụng phòng tránh thai không chỉ trên phụ nữ mà còn cả trên nam giới. Năm 1993, một nhóm khoa học gia Anh quốc thuộc Viện đại học Sussex tìm thấy papain có tác dụng làm ngăn cản quá trình thụ thai ở phụ nữ. Qua kết quả nghiên cứu họđưa ra hai thuyết về tác dụng ngừa thai của quảđu đủ: chất papain trong đu đủ có tác dụng ức chế hormone (nội tiết tố) progesterone và làm ngăn cản quá trình thụ thai, thứ hai là chính tác dụng làm mềm thịt của papain này có thể phá huỷ màng tế bào phôi thai [7]. Phụ nữở Sri Lanka muốn tránh thai, chỉđơn giản là họăn đu đủ hàng ngày, và khi muốn đậu thai thì chỉ việc dừng ăn đu đủ! Thamalingam Senthipomoham, một đồng tác giả phát biểu. Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước châu Á cho thấy, không chỉở phụ nữ, mà nam giới nếu ăn đu đủ một thời gian dài cũng có khả năng tránh thai. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cũng cho các kết quả lý thú. Hạt đu đủđã được chứng minh là có hiệu quả tránh thai trên nam giới. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy các phần chiết xuất từ chloroform có trong hạt đu đủ có tác dụng tránh thụ thai có thể phục hồi được (reversible) trên chuột và thỏđực mà không có độc tính [8]. Thử nghiệm trên các chất chiết xuất từ hạt đu đủ cho thấy chúng có khả năng ức chế sự di chuyển của tinh trùng trên chuột [9] và giảm sinh tinh trùng trên thỏ [10]. Nghiên cứu gần đây nhất tiến hành theo cùng cách thức với các thí nghiệm trên, trên loài khỉlangur [11] cho thấy hiệu quả làm giảm sinh tinh trùng xuất hiện sau điều trị 90 ngày và khả năng ngừa sinh xuất hiện sau điều trị 30-60 ngày mà không có tác dụng độc tính. Chức năng sinh tinh trùng được phục hồi hoàn toàn sau khi ngừng dùng thuốc 150 ngày. Về cơ chế hoạt động của các chất chiết xuất từ hạt đu đủ này vẫn còn chưa nhất quán. Các nghiên cứu trước cho thấy có lẽ các tác động này là do tương tác của các hoạt chất lên nguồn estrogen [12], androgen [13] và antiandrogen [14]. Tuy nhiên trong nghiên cứu sau này trên loài khỉ nêu trên, cho thấy số lượng tếbào tinh trùng bất thường đếm được tăng lên và cũng như bị bất động hoàn toàn ngay trong giai đoạn đầu điều trị, và như thế khả năng tác động có thể vào môi trường bên trong của thừng tinh hoặc vào trong giai đoạn tế bào mầm (germ cell) của tinh trùng trong tinh hoàn. Nghiên cứu sâu hơn nữa trên cùng một nghiên cứu, các tác giả quan sát thấy tổn thương xảy ra ở tế bào Sertolli (một tế bào sinh tinh), và tình trạng giảm thiểu tinh trùng có thể là do tác động chọn lọc của thuốc lên sự phát triển của tế bào mầm, có lẽ qua trung gian là các tế bào Sertolli, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của các ti lạp thể (mitochondri), mà có thểảnh hưởng đến chuỗi hô hấp tế bào gây độc tế bào trong quá trình tăng sinh tế bào mầm [15]. Đây là một kết quả quan trọng cho việc hứa hẹn một loại thuốc tránh thai tạm thời cho nam giới ra đời. Trên thực tế, các khoa học gia ở New Dehli đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm thuốc trên những người tình nguyện. Tác dụng lên thai nghén của đu đủ: Nhưđã nêu trên, niềm tin ở rộng rãi các nước châu Á rằng đu đủ non có khả năng gây sẩy thai. Một nghiên cứu trên chuột ởẤn độ [16], người ta cho chuột đang mang thai ăn (không ép buộc) các loại trái cây khác nhau, thì kết quả cho thấy rằng trái đu đủ non có tác dụng ngăn cản chu kỳđộng dục và gây sẩy thai. Mức độ sẩy thai giảm xuống khi cho chuột ăn loại trái đu đủ chín. Một
66nghiên cứu khác về sau [17], nghiên cứu về tác dụng trên trương lực tử cung, người ta đã thửnghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papaya latex extract, PLE) trên tử cung thực nghiệm chuột ở các chu kỳđộng dục và thai nghén khác nhau. Kết quả cho thấy tác động của PLE gây co thắt tửcung xảy ra mạnh nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ, tương ứng với kỳ estrogen đạt được nồng độ cao nhất. Nghiên cứu này cũng rút ra được tác động gây co thắt tử cung của PLE là một tác động phối hợp của các enzyme, alkaloid, và các chất khác, hoạt động chủ yếu vào quần thể thụthể (receptor) alpha adrenergic của tử cung ở các giai đoạn khác nhau. Một nghiên cứu mới gần đây nhất [18] cũng trên chuột, loài Sprague-Dawley ở 4 giai đoạn thai nghén khác nhau, nhóm chứng chỉ dùng nước. Kết qủa cho thấy rằng nếu sử dụng nước trái đu đủ chín, thì các nhóm nghiên cứu không có khác biệt gì với nhóm chứng vềảnh hưởng co thắt cơ trơn tử cung được biệt lập từ chuột có thai và không có thai. Ngược lại, với nhựa đu đủ sống sử dụng ở nồng độ 0,1-3,2mg/ml thì gây ra hiện tượng co thắt cơ tử cung giống như hiện tượng co thắt của oxytocin (một loại thuốc gây co thắt tử cung, dùng để dục sinh trong sản khoa) ở nồng độ 1-64mU/ml và prostaglandin F (2 alpha) 0,028-1,81microm. Đối với cơ trơn tử cung biệt lập thì đáp ứng co thắt cơ xảy ra đối với nhựa đu đủ sống (PLE) ở nồng độ 0,2mg/ml tương đương với 0,23microm prostaglandin F (2 alpha) và 32mU oxytocin/ml. Trên chuột có thai 18-19 ngày thì có PLE hiện tượng co thắt như uốn ván. Như vậy từ kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra rằng nếu tiêu thụđu đủ chín ở mức độ bình thường thì không có gây hại gì trên chuột có thai, nhưng ngược lại với loại đu đủ sống hoặc gần chín-loại còn chứa nhiều nhựa có thể không an toàn cho thai nghén. Tóm lại những niềm tin và thực hành sử dụng trái đu đủ của các nước châu Á từ nghìn năm trước đã là một quan sát thực nghiệm, cho đến những năm gần đây câu chuyện chỉ là sự bổ sung cho thực nghiệm đó bằng cách tìm hiểu cơ chế hoạt động của đu đủ trên sinh sản và thai nghén mà thôi. Ngoài những ứng dụng nhưđã nêu trên, đu đủ xanh có thểđược xem như là có tác dụng phòng tránh thai tạm thời trên nữ giới, đặc biệt là trên nam giới, nghiên cứu đang đi đến giai đoạn sau cùng trước khi đưa ra áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, trên thực nghiệm ởđộng vật, nhựa đu đủxanh cũng đã được chứng minh là không an toàn cho thai nghén và có khả năng gây sẩy thai, thì đối với cơ thể con người chúng ta, thực hành khôn ngoan là tránh sử dụng đu đủ xanh, đu đủ gần chín trong thời kỳ mang thai, câu ngạn ngữ “có kiêng có lành” có thểđúng trong trường hợp này. Khai bút đầu xuân Quý Mùi N.Đ.N. Phụ chú: [1] Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), 1990. [2] Do đặc tính của các loại vi khuẩn , khi nghiên cứu phân loại, người ta nhuộm vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm do Gram đề xuất thì có loại bắt màu thì gọi là vi khuẩn gram dương (ví dụ phế cầu khuẩn, tụcầu khuẩn), và có loại không bắt màu khi nhuộm thì gọi là vi khuẩn gram âm (ví dụ vi khuẩn lao, vi khuẩn não mô cầu). [3] Jesudason, Victor and Rajani Shirur (1980): Selected Socio-Cultural Aspects of Food during Pregnancy in the Telengana Region of Andhra Pradesh', Journal of Family Welfare. 27(2). 3-15. [4] Khanum, Maliha Perveen and K Padma Umpathy (1976): 'A Survey of Food Habits and Beliefs of Pregnant and Lactating Mothers in Mysore City', Indian Journal of Nutrition and Dietetics. 13(7): 208-17. [5] Ferro-Lazzi, G Eichinger (1980): 'Food Avoidances of Pregnant Women in 'Tamilnad' in John R K Robson (ed), Food, Ecology and Culture: Readings in the Anthropology of Dietary Practices. Gordon and Breach Science Publishers, New York, pp 101-08. [6] Nag, Moni.: Beliefs and Practices About Food During Pregnancy. Economic and Political Weekly. Sept 10, 1994. P.2427-2438. Location: SNDT Churchgate. [7] Brothers, Caroline. “Papayas work as Powerful Contraceptives — A Study.” Newstab (Reuter) delivered February 17, 1994. Hoặc có thểđọc ở AsiaWeek 1994, May 18: trang 12. [8] Lohyia NK, Mannivannan B, Mishra PK, Pathak N. Prospects of developing a plant based male contraceptive pill. In: Chowdhury SG, Gupta CM, Kamboj VP editors. Current status in fertility regulation: Indigenous & modem approaches. Lucknow: Central Drug Rearch Institute. 2001, 99-119.
- Get link
- X
- Other Apps
Comments
Post a Comment