Bài viết gần đây nhất

Cây Tầm bóp - những công dụng không ngờ

Cây Tầm bóp hay cây thù lù, lồng đèn, Tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ cà (Solanaceae).  Có nguồn gốc từ  vùng nhiệt đới Châu Mỹ sau lan rộng ra các vùng liên đới, Ở Việt Nam mọc hoang rất nhiều,từ vùng núi đến vùng thấp, Ở đồng bằng sông cửu long có rất nhiều, Nhưng sau này người dân thường xịt thuốc diệt cỏ nên hiện giờ loài cây này cũng ít được thấy như lúc trước. Vì sinh trưởng rất nhanh chịu được khô hạn và mỗi quả của cây Tầm bóp có rất nhiều hạt.
Là loại cây thảo, cao 50 - 90cm, nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm, cuống lá dài từ 15 - 30mm.


Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 - 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Có thể sử dụng cả cây để làm vị thuốc có tên dược là Herba physalis Angulatae.
Công dụng và cách dùng
Đông y cho rằng, toàn cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nhiệt, nôn, nấc, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị bệnh đái tháo đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. 
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày nên cũng có người ăn thay rau hàng ngày, tuy hơi đắng nhưng vị thanh mát. Lá cây tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, luộc hay xào.
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày
Các bài thuốc từ cây tầm bóp
- Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
- Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu,bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
-Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
Ở một số tỉnh thành phía Bắc nước ta, phần lá non của cây thù lù còn được người dân dùng như một loại rau để ăn. Từ lâu trong dân gian, loại cây này đã được biết đến như một thứ dược liệu có khả năng chữa nhiều bệnh.

* Kênh thuốc nam tổng hợp chia sẽ về cây Thù lù


*Theo Wikipedia

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thuỷ thủng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.

Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.

Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả để khô có thể làm mứt.

Ở châu Phi, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.



Cây có thể trồng như cây cảnh trong vườn. Một thông tin mình đọc trên báo đó là ở Nhật người ta bán quả của cây Thù lù này với giá tương đương 700k/kg.



Đây là những cây Tầm bóp mà mình xin được anh bạn ở Bình Thuận trong nhóm Thích Trồng Cây. Xin cảm ơn anh rất nhiều.






Comments