- Get link
- X
- Other Apps
Bài viết gần đây nhất
- Get link
- X
- Other Apps
Cam thảo dây, Cườm thảo hay Dây chị chi (Abrus precatorius L.) thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Cây leo với cành nhánh nhiều và mảnh. Lá kép lông chim chẵn gần 9 - 11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm, cuống lá chét và cuống lá kép đều có dốt. Hoa nhiều,nhỏ màu hồng hay tím nhạt, CÓ tràng hoa dạng buớm, xếp thành chùy ở kẽ lá. Hạt hình trứng, nhẵn bóng, to bằng hạt đậu gạo, màu đỏ chói, có một đốm đen rộng bao quanh tễ. Mùa hoa quả từ tháng 3-6 trở đi.
* Bộ phận dùng : Hạt, rễ, dây và lá.
Nơi phân bố và thu hái : Loài cây liên nhiệt đới mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa và được trồng, dây lá thu hái quanh năm quấn lại thành bó phơi khô, rễ thu hái vào màu xuân và mùa hè, còn quả thu hoạch vào mùa thu sau khi phơi khô thì đập lấy hạt
* Tính chất và tác dụng : Rễ, dây, và lá cam thảo dây chứa một chất ngọt tương tự Glyxyrizin có trong rễ cây Cam thảo bắc, nhưng vị khó chịu và đắng. Chúng đều có vị ngọt tính bình, Có tác dụng tiêu viêm lợi tiểu.
Lưu ý:Hạt cam thảo dây chứa nhiều Protein, trong đó có một chất độc là Abrin khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể gây vón hồng cầu dễ dàng làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới kết mạc một cách vĩnh viễn. Hạt được xem như vị đắng, rất độc.
Dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm vỡ mủ.
Công dụng :
+ Lá thường dùng chữa viêm phế quản, còn dùng ngoài chữa rắn độc cắn
+Rễ và dây chữa đau họng và viêm gan.
+Hạt dùng chữa viêm khuẩn nấm da, ghẻ ngứa, viêm mủ da, eczema.
Cách dùng : + Rễ, dây và lá dùng sắc uống ngày :8 - 16g thường phối hợp với các vị thuốc khác,
+ Lá thường dùng tươi giã lọc lấy nước uống còn bã đắp. Để uống trong có thế phối hợp với các lá khác làm trà uống chữa viêm phế quản
+ Để chữa đánh trống ngực có thể dùng lá nhai với muối và nuốc nước.
+ Hạt thường dùng lượng vừa đủ giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp.
Cam thảo đất hay Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).
- Mô tả : Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hóa gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trung có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, chứa nhiều hạt. Ra hoa vào mùa hạ.
* Bộ phận dùng:Toàn cây Non sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc khắp nơi ở đất hoang, ven các đường đi, bờ ruộng. Có thể trồng bằng hạt.
* Khi dùng, đào toàn cây, rửa sạch, đem phơi • khô hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
* Tính chất và tác dụng:Trong cây có một ancaloit và một chất đắng, còn có nhiều axit silicic và một hoạt chất gọi là amelin. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và lợi tiểu.
* Công dụng : + Thường dùng trị cảm cúm, sốt nóng nhiều, ho khan ho cóm đờm.
+ Có thể dùng Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.
* Cụ Việt Cúc viết về cam thảo đất như sau : Cây cam thảo đất, cây đường phèn, thổ cam thảo, hàn mát huyết, giải nhiệt trừ táo, mát phổi.
+ Cam thảo đất hàn giải ban,
Thanh lượng hòa huyết lại sinh tân,
Phế can tỳ vị hao âm dịch,
Nóng khát hao khan nhuận táo đàm.
* Cách dùng :
+ 8-12g khô hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc.
+ Để tươi chữa ho khan.
+ Sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng.
+ Dùng ngoài ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lỡ ngứa, eczema...
* Đơn thuốc : + Lỵ trực trùng : Cam thảo đất , Rau má, lá rau muống, Địa liền mỗi vị 30g sắt uống.
+ Cảm cúm nóng ho : Cam thảo đất tươi : 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà: 9g sắc uống. Có thể phối hợp với rau má, cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim Ngân, Kinh giới.
Theo sách Cây thuốc An Giang -- NXB An Giang 1991
bài thuốc
cây thuốc nam
chia sẽ
chia sẽ thuốc nam
chiasethuocnam
sỏi thận
thuốc nam
thuốcnam
trị bệnh
- Get link
- X
- Other Apps
Comments
Post a Comment