Bài viết gần đây nhất

Cây Lộc vừng và những bài thuốc

Cây lộc vừng thường được mọi người làm cây cảnh  và phong thủy vì hoa rất đẹp và tàng rộng, Ngay cái tên của nó cũng đã ẩn chứa ý nghĩa  mang tài lộc, Nhưng ít ai biết để làm cây cảnh nó còn có rất nhiều công dụng trị bệnh.

Cây Lộc vừng có rất nhiều cái tên mà mõi vùng miền có cái tên khác nhau, Ở miền bắc người ta gọi Lộc Vừng nhưng miền trung thì thường gọi cây Mưng, ở miền nam người ta gọi là cây Chiếc hoặc cây rau Vừng.

Cây lộc vừng có nhiều loại khác nhau nhưng đặc điểm chung là :
         Loại cây thân gỗ cao
         Lá cây có hình thon dài có vị chát, hơi chua nên thường được dùng làm rau, ăn bánh xèo, chấm cá kho là ngon nhức nách.
         Hoa lộc vừng có màu đỏ cuống hoa dài hoa mọc xung quanh và rủ từ trên xuống nhìn rất đẹp.

        Quả Lộc Vừng có mặt cắt ngang có hình hộp hoặc hình tròn (đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt các loại lộc vừng). Quả có đường kính 9-11 cm, có lớp xơ dày bao quanh hạt.
        Hạt Lộc Vừng  có vỏ rắn, đường kính 4-5 cm.
Nhận biết cây Lộc vừng


        Loài Lộc Vừng phổ biến nhất: là Cây Chiếc hay Rau Vừng – Nam Bộ có tên khoa học là Barringtonia Asiatica. 

        Chúng có nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát. Nó còn được gọi là Boxtree do tiết diện ngang của quả có hình hộp riêng biệt.




       Ở Việt Nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

DƯỢC TÍNH  CỦA CÂY LỘC VỪNG.
+ Trái lộc vừng còn xanh giã lấy nước ép lấy nước bôi trị chàm hoặc ngâm rượu trị nhức răng.

 

1-Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng:
Bài thuốc này rất đơn giản, đã được nhiều người dùng. Rất an toàn và dễ kiếm và hiệu quả cao. Một chét lá cây lộc vừng tuơi - khoảng 20gram (cây trồng làm cảnh ở mọi nơi đều có). Yêu cầu lá Bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).
 

Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vi trĩ nữa. (theo nguyentampharma.com).

2-Trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, sốt:

Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. (theo Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH).




 






Comments